Nhảy đến nội dung

Hội thảo nghiên cứu khoa học “Scientific research in the fields of Accounting & Economics at the Age of Fourth Industrial Revolution”

Vào lúc 15g30 ngày 29/07/2021 khoa Kế toán – Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) tổ chức hội thảo nghiên cứu khoa học. Hội thảo diễn ra với sự tham gia của nhiều nhà chuyên gia, nghiên cứu sinh, giảng viên các trường đại học trong nước và quốc tế (Anh Quốc, Malaysia, Đài Loan, Ấn Độ, Indonesia)

Với chủ đề là nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Kế toán & Kinh tế trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, Hội thảo được tổ chức nhằm đưa ra những thảo luận về các vấn đề vi mô, vĩ mô như khám phá cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 từ góc độ tác động bởi vốn trí tuệ (Interlectual Capital) cũng như vấn đề nghiên cứu tình huống thực trạng hiện nay như tác động của công nghệ 4.0 đối với chuỗi cung ứng dưới sự ảnh hưởng bởi đại dịch covid-19. Bên cạnh đó, hội thảo cũng bàn luận về chủ đề đánh giá hiệu quả kinh doanh và tính bền vững trong kỷ nguyên công nghệ số tác động đến doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh tế, tài chinh, kế toán, quản trị, kinh doanh quốc tế, … Đặc biệt hơn, Hội thảo cũng trọng tâm thảo luận chủ đề về đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Kế toán, Tài chính một trong những lĩnh vực có ảnh hưởng đáng kể trong thời gian sắp tới.

H1

Chủ đề chính của Hội thảo

H1

Toàn cảnh chuyên gia, khách mời và tập thể GV, NCS, SV khoa Kế toán

Mở đầu buổi Hội thảo, TS. Lê Thị Mỹ Hạnh - Trưởng khoa Kế toán đại diện phát biểu khai mạc và chào mừng các chuyên gia, các khách mời cũng như tập thể giảng viên, CSV, NCS và SV khoa Kế toán tham dự Hội thảo

H1

TS. Lê Thị Mỹ Hạnh – Trưởng khoa Kế toán phát biểu khai mạc Hội thảo

Tiếp theo, Hội thảo có ba session chính được các diễn giả trình bày chi tiết. Cụ thể: Session 01: “The impact of industry 4.0 technologies on supply chains: an empirical investigation amid covid-19 pandemic” được trình bày bởi GS. Vikas Kumar – Giáo sư thuộc Trường Kinh doanh Điều Hành và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng, Đại học West of England, Bristol (UWE), Vương Quốc Anh.

H1

GS . Vikas Kumar trình bày Phần 1 của Hội thảo

Với chủ đề này, tác giả cho thấy vấn đề cấp bách bởi sự ảnh hưởng đáng kể của chuỗi cung ứng toàn cầu khi nền kinh tế thế giới gặp phải sự gián đoạn đại dịch Covid -19. Với vai trò phát triển của công nghệ 4.0 càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để tạo ra những động lực, cách thức giải quyết trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu đang diễn ra. Đặc biệt hơn, tác giả nhấn mạnh rằng sự hiểu biết về công nghệ đột phá này và ứng dụng triển khai chúng đối với hoạt động trong chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên cần thiết trong bối cảnh đại dịch Corona virus đang diễn ra và trong thời gian sắp tới.

Với sự nhận định tính cấp thiết của nghiên cứu tình huống này, tác giả đã thực hiện các cuộc điều tra thực tế về sự tác động và khả năng tương tác của công nghệ này đối với hiệu suất của các quy trình ứng dụng trong chuỗi cung ứng, đồng thời tác giả nghiên cứu khám phá mối quan hệ nhân quả này ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận trong phạm vi các doanh nghiệp.

Kết thúc vấn đề nghiên cứu, tác giả đưa ra những kết luận và hàm ý trong quản trị có giá trị với bối cảnh hiện nay. Kết quả chỉ ra rằng việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào các quy trình của chuỗi cung ứng toàn cầu tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Giá trị của nghiên cứu này cung cấp thêm sự hiểu biết toàn diện về mối quan hệ giữa công nghệ 4.0, hiệu suất của quy trình chuỗi cung ứng và hiệu quả kinh doanh trong phạm vi vi mô doanh nghiệp.

Tiếp theo, Session 02: “Exploring the Opportunities and Challenges of Industry Revolution 4.0 from Intellectual Capital Perspective” được trình bày bởi PGS. Irene Wei Kiong Ting – PGS Tài Chính thuộc Khoa Quản lý công nghiệp, Giám đốc Trung Tâm Định hướng và Phát Triển Nghề Nghiệp, Đại học Malaysia Pahang (UMP), Malaysia .

H1

PGS. Irene Wei Kiong Ting trình bày Phần 2 tại Hội thảo

Với chủ đề “Khám phá cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 từ góc độ vốn trí tuệ (Intellectual Capital)” tác giả cho thấy sự ảnh hưởng của công nghệ toàn cầu này trên nhiều lĩnh vực cụ thể như chính trị, kinh tế - xã hội, ứng dụng công nghệ, môi trường kinh doanh cũng như các chính sách bảo mật thông tin. Tác giả phân tích sự cấp thiết cho từng phạm vi, cụ thể đối với các cơ quan quản lý của các công ty có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên quy mô toàn cầu bằng các công nghệ tiên tiến nhất trong việc cung cấp nhu cầu về sản phẩm. Việc ứng dụng phát triển, đổi mới công nghệ sẽ giúp cho các doanh nghiệp giảm bớt chi phí, giảm thiểu tốt thất về các khoản chi phí vật chất không chắc chắn như nguồn lực lao động, chi phí trong chuỗi cung ứng, …. Đặc biệt, với sự phát triển ứng dụng công nghệ số sẽ thúc đẩy tạo ra một môi trường làm việc sáng tạo hơn, cải thiện sự hợp tác giữa các đối tác cũng như các mối quan hệ trong quá trình thực hiện công việc. Về chính trị, các cơ quan chức năng cung cấp hỗ trợ tiết kiệm được chi phí tài chính, minh bạch thông tin giữa các bên liên quan. Về mặt kỹ thuật, việc xây dựng các tiêu chuẩn cũng như quy trình xử lý dữ liệu thông tin cũng được chuẩn hóa rõ ràng hơn. Tăng sự tin cậy và đảm bảo chất lượng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Về môi trường, giảm thiểu vấn đề tiêu thụ năng lượng, giảm được các vấn đề ô nhiễm môi trường. Tăng cường sự an toàn bảo mật thông tin cũng như giảm thiểu rủi ro trong việc trao đổi thông tin và bảo vệ dữ liệu toàn cầu.

Cùng với chủ đề chính của Hội thảo, Session 03 “Business Efficiency and Sustainability in the era of IR 4.0” được trình bày bởi GS. Hooy Chee Wooi – Giáo sư Tài chính của Trường Quản trị, Đại học Sains Malaysia

H1

GS . Hooy Chee Wooi trình bày Phần 3 tại Hội thảo

Vấn đề tác giả nêu lên trong chủ đề này là với những thách thức và cơ hội của sự phát triển công nghệ 4.0 toàn cầu thì việc triển khai giải quyết những thách thức đó như thế nào trong môi trường vĩ mô và vi mô. Đối với chiến lược toàn diện cấp quốc gia cần chú trọng về vấn đề chính sách và điều phối rõ ràng về cách thức thực hiện và ứng dụng công nghệ 4.0 trong từng ngành nghề, lĩnh vực. Đối với cơ sở hạ tầng và hệ sinh thái chú ý đến việc cung cấp hệ thống năng lượng, viễn thông và chú trọng việc ứng dụng công nghệ này trong quá trình thực hiện sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái như thế nào trên phạm vi rộng. Bên cạnh đó, khi triển khai thực hiện phải tính đến nguồn lực con người, đặc biệt đào tạo trình độ nhân lực có chuyên môn cao về khả năng ứng dụng công nghệ mới trong từng phạm vi cụ thể. Từ trên cơ sở phân tích thực trạng những bất cập trong tồn đọng trong phạm vi vi mô và vĩ mô, tác giả cũng đưa ra một số hàm ý quản trị như định hình cơ cấu lại lực lượng lao động, đặc biệt tập trung đào tạo những chuyên gia có trình độ chuyên môn trong việc tương tác với công nghệ mới. Trong tương lai, các doanh nghiệp có thể thuê những chuyên gia có chuyên môn về công nghệ kỹ thuật số bao gồm như phân tích Big data, phát triển ứng dụng công nghệ di động, phương tiện truyền thông xã hội an ninh mạng. Với nội lực hiện tại của DN nên thực hiện chính sách đào tạo và đào tạo lại nhân viên các kỹ năng mới nhằm hòa nhập vào việc phát triển công nghệ mới của toàn cầu.

Hội thảo diễn ra với sự đóng góp, trao đổi giữa các chuyên gia và khách mời tham dự nhằm chia sẽ những thông tin có giá trị hữu ích không những trong phạm vi cho các nhà nghiên cứu trong tương lai về các chủ đề tượng tự trong từng bối cảnh quốc gia cụ thể mà còn hàm ý cho những nhà quản trị có cách nhìn nhận, đánh giá nội lực thực tại cũng như những thách thức, cơ hội trong tương lai nhằm có những chiến lược cụ thể trong quá trình tham gia vai trò quản lý của mình.

H1

NCS. Muhammad Syukur, Indonesia - Giảng viên Trường đại học Mae Fah Luang, Thái Lan tham gia đặt câu hỏi cho PGS. Irene Ting

Kết thúc Hội thảo, TS. Lê Thị Mỹ Hạnh tiến hành trao Certificate cho ba Keynote speakers của Hội thảo và cảm ơn sự tham gia của khách mời.

H1