Nhảy đến nội dung

Hội nghị Bàn tròn doanh nghiệp – Lần thứ 4

Vào lúc 8h30 sáng ngày 02/07/2020, Khoa Kế toán phối hợp với Trung tâm Ứng dụng – Đào tạo và Phát triển các giải pháp kinh tế (CATDES) Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) tổ chức “Hội Nghị bàn tròn Doanh Nghiệp – Lần 4”, với mục đích nhằm tăng cường sự gắn kết giữa nhà Trường và Doanh nghiệp trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, đẩy mạnh hoạt động gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế của người sử dụng lao động.

Hội nghị có sự tham gia của TS. Lê Thị Mỹ Hạnh – Trưởng Khoa Kế toán &Trưởng Bộ môn Kế toán 2 trường ĐH Tôn Đức Thắng, ThS. Trần Đỗ Thùy Linh – Trợ lý trưởng khoa, TS. Tăng Trí Hùng – Giám đốc Trung tâm CATDES & Trưởng bộ môn Kiểm toán, ThS. Trần Thị Kim Phượng –Trưởng Ban hợp tác doanh nghiệp của Khoa & Trưởng Bộ môn Kế toán 1, cùng với tập thể giảng viên, viên chức của khoa Kế toán. Ngoài ra hội nghị còn có sự góp mặt đại diện các doanh nghiệp thân hữu đã đồng hành cùng khoa Kế toán trong các học phần nghề nghiệp suốt thời gian qua.

Mở đầu Hội nghị, TS. Lê Thị Mỹ Hạnh đại diện cho khoa Kế toán có đôi lời phát biểu về mục đích của buổi gặp gỡ hôm nay và Cô nhấn mạnh “Hội nghị Bàn tròn lần 4 với nội dung tổng kết kết quả thực hiện các học phần nghề nghiệp và chương trình đào tạo qua 5 năm triển khai theo chương trình top 100, tiếp thu những đóng góp của doanh nghiệp về chương trình đào tạo của Khoa/Trường. Trên cơ sở đó Khoa/Trường có cơ sở để đổi mới, bổ sung, cập nhật chương trình đào tạo, nội dung giảng dạy của từng học phần phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp hiện nay”

H2

TS. Lê Thị Mỹ Hạnh - Trưởng khoa Kế toán Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Tiếp theo chương trình, đại diện phía khoa ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương báo cáo tổng kết về quá trình thực hiện các học phần nghề nghiệp trong thời gian qua. Việc tích hợp các học phần nghề nghiệp trong hoạt động đào tạo với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất để sinh viên tiếp cận DN ngay từ khi mới vào trường, nhằm rèn luyện sinh viên tại DN để phát triển toàn diện các kỹ năng mềm, kỹ năng văn phòng và kỹ năng chuyên môn, Học phần nghề nghiệp được thiết kế bao gồm 4 chuyên đề.

H1

ThS. Nguyễn Thị Thanh Hương báo cáo tổng kết các học phần nghề nghiệp

Kết quả đạt được là số lượng sinh viên có việc làm hoặc được giữ lại chính thức trong quá trình tập sự nghề nghiệp (TSNN) chiếm hơn 18%. Mức lương trung bình khi được tuyển dụng sau khi kết thúc TSNN là khoảng 8.000.000đ. Đa số sinh viên TSNN trong lĩnh vực dịch vụ kế toán, kiểm toán (chiếm tỷ lệ 90%) ở các Công ty: Công ty TNHH KPMG, Công ty Mazars VN, Ngân hàng Phương Đông, Công ty Grant Thornton, Công ty TNHH A&C, Công ty Parker Randall VN, Công ty Tasco…

Nhìn chung, những ý kiến phản hồi từ sinh viên rất tốt cho chương trình đào tạo. Các học phần nghề nghiệp chuyên đề 1, 2, 3 đã hỗ trợ rất nhiều khi SV điTSNN; chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn, sinh viên được đào tạo chuyên môn sát với thực tế. Đó là lợi thế giúp họ ứng dụng ngay vào công tác kế toán - kiểm toán khi tham gia TSNN tại DN. Bên cạnh đó, Khoa đã theo sát và nhắc nhở, động viên sinh viên đi TSNN cùng với quan tâm, trách nhiệm cao của giảng viên đã hỗ trợ cho SV hoàn thành tốt TSNN. Đặc biệt khoa có chính sách hỗ trợ giới thiệu việc làm cho cựu sinh viên rất tốt.

Ngoài ra, Khoa cũng nhận thêm một số đóng góp ý từ SV giúp khoa có cơ sở để cải thiện chương trình đào tạo. Một vài ý kiến sinh viên cho rằng cần có nhiều môn học về kỹ năng mềm hơn; tăng thêm thời gian thực hành, giảm bớt các môn ít liên quan đến chuyên ngành và cần chú ý đến thái độ làm việc của sinh viên, vì đó là yếu tố quan trọng khi DN tuyển dụng

Cũng tại Hội nghị, đại diện cho các công ty đã trực tiếp nêu lên các câu hỏi, trao đổi, những ý kiến đóng góp chi tiết thiết thực liên quan đến các kiến thức phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu ở những năm học cuối đồng thời rèn luyện để phát triển được những kỹ năng liên quan đến chuyên môn, giúp sinh viên (SV) có hành trang vững chắc sau khi ra trường. TS. Phan Văn Dũng góp ý “SV cần tăng cường phát huy những kỹ năng cần thiết như giải quyết vấn đề, thái độ hòa nhã với đồng nghiệp”. Ngoài ra ông cũng có rất nhiều ý kiến kiến đóng góp cho chương trình đạo tạo của khoa nhằm nâng cao chất lượng dạy và học gắn liền với thực tiễn.

1

TS. Phan Văn Dũng - Giám đốc Công ty Kiểm toán và tư vấn Phan Dũng 

Tiếp theo chương trình, Ông Võ Hùng Tiến cho rằng “Nếu SV chưa có kinh nghiệm thì sẽ được doanh nghiệp đào tạo trong quá trình làm việc. Điều quan trọng là họ ngoan và lễ phép. Đó là yếu tố mà doanh nghiệp đánh giá rất cao gần đây của SV khoa Kế toán – TDTU”1

Ông Võ Hùng Tiến - Phó chủ tịch VACPA/Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C

“Khoa nên phối hợp với các chuyên gia chia sẽ những kỹ năng mềm trong mọi hoạt động giúp cho SV trang bị tốt hơn không những giỏi về mặt chuyên môn mà còn giỏi về các kỹ năng mềm cần thiết. Đó là hành trang giúp SV có cơ hội tìm kiếm việc làm khi mới ra trường” chia sẽ thêm của ông Nguyễn Thanh Sang.3

Phát biểu góp ý của ông Nguyễn Thanh Sang - Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Chuẩn Việt – Vietvalue

Ông Trương Quang Phi đánh giá thực trạng hiện nay SV ngành Kế toán không chỉ giới hạn ở việc lập và xử lý các thông tin tài chính kế toán mà còn biết dự đoán và phân tích tình hình tại chính hiện tại và tương lai bởi xu thế phát triển của công nghệ. Vì vậy, khoa cần trang bị thêm cho SV những chuyên đề liên quan đến việc phân tích tài chính.5

Ông Lê Quang Phi – Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Nexia STT Việt Nam

Phía các doanh nghiệp cũng đánh giá rất cao về tinh thần phụng sự, làm việc gắn kết lâu dài với doanh nghiệp của nhân viên – Chị Trần Thị Hồng Loan chia sẽ. Đó cũng là một trong những mục tiêu hàng đầu trong nội dung giáo dục đạo đức cho SV TDTU 6

Chị Trần Hồng Loan - Kế toán Trưởng Công ty Dược Đại Bắc Miền Nam

Đại diện phía ICAEW là tổ chức nghề nghiệp đồng hành cùng khoa trong hoạt động đào tạo trong thời gian qua, chị Lê Bích Trân đồng tình các ý kiến đóng góp từ phía doanh nghiệp, ICAEW sẽ phối hợp cùng khoa nâng cao chất lượng giảng dạy, hỗ trợ SV khoa không chỉ trong đào tạo chuyên môn mà còn định hướng nghề nghiệp thông qua các hoạt động nhằm giúp SV vươn xa tầm quốc tế.5

Chị Lê Bích Trân – Giám Đốc Phát Triển Khối Đại học Viện Kế toán Công Chứng Anh và Xứ Wales (ICAEW)

Chị Nguyễn Thị Mỹ Linh cho rằng “SV cần có sự chủ động, sáng tạo, khả năng giao tiếp tốt đó là một cơ hội rất lớn cho các bạn trong nghề nghiệp tương lai”7

Chị Nguyễn Thị Mỹ Linh - Phó Giám đốc Công ty TNHH DV Tư vấn Thuế Tasco

Ông Phạm Văn Chương cũng đóng góp ý kiến về tinh thần, thái độ của sinh viên rất quan trọng. SV TDTU được đào tạo bài bản, thái độ rất tốt, tác phong khá chuyên nghiệp.

H1

Ông Phạm Văn Chương - Giám đốc đại lý thuế Miền Nam

Ngoài ra, Khoa cũng nhận rất nhiều đóng góp ý kiến khác từ phía đại diện của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để Khoa/Trường đổi mới, bổ sung, cập nhật chương trình đào tạo, nội dung giảng dạy của từng học phần phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp hiện tại. Một phần của Hội nghị là đại diện các doanh nghiệp tham gia khảo sát mức độ hài lòng của DN về chương trình đào tạo của Khoa, đó là cơ sở để Khoa tiếp thu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

Việc tổ chức Bàn tròn doanh nghiệp là cơ hội tốt để các doanh nghiệp và nhà trường cùng nhau tìm hiểu, trao đổi, hỗ trợ cho sinh viên về vấn đề học tập, giúp cho các bạn sinh viên có thể tự tin hơn, rèn luyện cho các bạn phát triển toàn diện các kỹ năng mềm, kỹ năng văn phòng và kỹ năng chuyên môn. Buổi hội nghị diễn ra trong không khí vui vẻ và gặt hái được nhiều thành công trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Khoa/Trường và các doanh nghiệp.1

Toàn cảnh Hội nghị1

Chụp hình lưu niệm