Nhảy đến nội dung

Chuẩn đầu ra 2015 ngành Kế toán

1. Tên ngành:

Tên ngành tiếng Việt: Kế toán

Tên ngành tiếng Anh: Accounting

2. Trình độ đào tạo:  Đại học chính quy

3. Văn bằng: Cử nhân

4. Mục tiêu đào tạo: 
Chương trình đại học ngành Kế toán đào tạo nhân lực có kiến thức khoa học cơ bản và chuyên môn (kiến thức nền) tốt; hiểu và vận dụng kiến thức cơ bản và nâng cao của ngành Kế toán ở mức độ chuyên viên; có năng lực chuyên môn rộng và chuyên sâu  để có thể ứng dụng kiến thức lý thuyết vào hoạt động thực tiễn trong nước và trong điều kiện, môi trường hội nhập quốc tế; có tư duy phản biện độc lập, sáng tạo; có năng lực tự học và học tập ở bậc học cao hơn.

5. Chuẩn đầu ra: Người học đại học ngành Kế toán sau khi tốt nghiệp, đạt được những kiến thức và kỹ năng cụ thể sau:

STT

Nội dung

Mô tả

Tiêu chí đánh giá

Thang đo

1

Kiến thức chung

Lý luận chính trị; Khoa học xã hội; Quốc phòng – An ninh.

- Biết, hiểu và có thể trình bày rõ về thế giới quan, nhân sinh quan Cộng sản chủ nghĩa;

- Hiểu rõ chủ trương, đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam;

- Biết, hiểu và có thể vận dụng những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội trong lĩnh vực ngành;

- Hiểu, biết và vận dụng các kiến thức Quốc phòng toàn dân & An ninh nhân dân.

- Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học trong chương trình;

 

- Chứng chỉ quốc phòng.

Kiến thức chuyên môn

Cơ sở ngành

Biết, hiểu và có thể vận dụng những kiến thức cơ bản về khoa học kinh tế trong vận dụng vào việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ làm việc tốt giữa kế toán với các lĩnh vực khác cũng như giúp nâng cao trình độ chuyên môn kế toán

Dự kiểm tra đạt yêu cầu môn học và các bài tiểu luận, bài kiểm tra đánh giá quá trình

Chuyên ngành

Nắm vững kiến thức chuyên môn sâu về kế toán, có kiến thức cơ bản và hiểu về kiểm toán để có thể đảm trách các phần hành kế toán, kiểm toán; Có khả năng tổng hợp và phân tích số liệu kế toán để tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và hoạch định chính sách tài chính tại các tổ chức kinh tế

Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học trong chương trình.

Biết phân tích đánh giá thông qua các tiểu luận, báo cáo thực tập và khóa luận tốt nghiệp.

2

 

 

 

Kỹ năng nghề nghiệp

 

 

 

 

Kỹ năng chuyên môn

-Hiểu và vận dụng bài bản các qui trình, nguyên tắc, kiến thức chuyên môn về kế toán và kiểm toán vào các lĩnh vực cụ thể : kế toán tài chính, kế toán quản trị, hệ thống thông tin kế toán, kiểm soát nội bộ, kiểm toán…

-Hiểu và vận dụng tốt kiến thức kế toán và kiểm toán để xử lý nghiệp vụ kế toán độc lập trên cơ sở tuân thủ pháp luật và chế độ kế toán;

- Biết sử dụng một số công cụ thống kê, kỹ thuật phân tích  định lượng cơ bản trong kế toán để thực hiện các nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn doanh nghiệp.

Ứng dụng và Trình bày các kiến thức đã được học tập thông qua các bài tập kiểm tra, bài tập nhóm và bài tiểu luận, thuyết trình do bản thân thực hiện ( có sự hướng dẫn của Giảng viên)

Kỹ năng mềm

Tối thiểu sinh viên đạt được 05 kỹ năng như:

- Phương pháp học tập hiệu quả;

- Kỹ năng giao tiếp;

- Kỹ năng đàm phán và thương lượng;

- Kỹ năng làm việc nhóm;

- Kỹ năng viết và trình bày.

Kỹ năng an toàn, rèn luyện sức khỏe và tinh thần đồng đội: bơi liên tục được 50m; chơi tốt tối thiểu 1 môn thể thao;

Dự kiểm tra và đạt yêu cầu môn học. Có khả năng ứng dụng  trong quá trình học tập và sinh hoạt

Kỹ năng ngoại ngữ

- Khóa 19 trở về trước: TOEIC 500 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương.

- Khóa 20: IELTS 5.0 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương.

Chứng chỉ còn thời hạn giá trị

Kỹ năng tin học

Chứng chỉ tin học MOS quốc tế.

 - Khóa 19: 700 điểm MOS

 - Khóa 20: 750 điểm MOS

3

Thái độ, ý thức xã hội

Thái độ và hành vi

- Tuân thủ các nguyên tắc an toàn nghề nghiệp;

- Nhận thức đúng về vai trò người làm công việc kế toán, đó là người kiểm soát nguồn lực về tài chính của các đơn vị; giúp các đơn vị hoạt động hiệu quả;

- Tinh thần cầu tiến, học hỏi, luôn tự nghiên cứu để tiếp tục nâng cao kỹ năng nghề nghiệp;

- Trung thực và khách quan trong nghề nghiệp, trong công việc; tuân thủ pháp luật và chế độ kế toán của Nhà nước; tôn trọng đồng nghiệp.

Được người hướng dẫn kiểm tra qua quá trình học tập, qua làm chuyên đề nghiên cứu, báo cáo thực tập và khóa luận tốt nghiệp  được đánh giá đạt yêu cầu

Ý thức về cộng đồng, xã hội

- Tinh thần tập thể, sẵn sàng tham gia các công tác liên quan đến chuyên môn của mình để phục vụ Nhà trường, cộng đồng xã hội, đoàn thể;

- Ý thức ứng dụng kiến thức chuyên môn để xây dựng, định hướng, phát triển những hiểu biết về kế toán cho đơn vị đang công tác và cộng đồng.

Tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng (điểm rèn luyện của sinh viên)

4

Vị trí người học sau khi tốt nghiệp

Kết quả ứng dụng kiến thức, kỹ năng bằng cấp đã có

- Chuyên viên kế toán, kiểm toán, kiểm soát nội bộ tại các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước;

- Viên chức thuế/kế toán trong các cơ quan thuế và đơn vị hành chính sự nghiệp.v.v.

- Làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm với nhóm trong việc nhận định, giải quyết các vấn đề liên quan đến ngành đã học.

Kết quả điều tra tình hình việc làm sinh viên sau thời điểm tốt nghiệp 1 năm

5

Khả năng phát triển chuyên môn

Học tốt lên bậc cao hơn

- Cử nhân ngành Kế toán có thể tiếp tục học bậc cao hơn (Bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ);

- Tiếp tục học và dự thi để được cấp chứng chỉ nghề nghiệp do các hiệp hội nghề nghiệp quốc tế tổ chức và là thành viên của các hiệp hội kế toán quốc tế.

Bằng cấp và chứng chỉ đạt được